CỜ ĐỎ – SAO VÀNG QUỐC KỲ TỔ QUỐC VIỆT NAM

        Lá quốc kỳ với màu đỏ ngôi sao vàng là niềm kiêu hãnh bất diệt của dân tộc ta. Sắc màu ấy đã có truyền thống hàng trăm năm nay. Dưới chế độ phong kiến, phương Đông cũng như phương Tây đều chưa có cờ nước. Riêng nước ta và Trung Quốc qua các triều đại, hoàng đế dùng màu cờ vàng, giữa thêu rồng đỏ hoặc đen. Sang chế độ tư bản, các nước châu Âu mới có quốc kỳ.

 

    Nước ta, lá cờ của hoàng đế đồng thời của quốc gia đã xuất hiện dưới thời Quang Trung Nguyễn Huệ. Lịch sử nước ta đã ghi lại vào ngày 24 tháng 11 năm Mậu Thân nghe tin ba mươi vạn quân Thanh xâm phạm bờ cõi nước ta, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã quyết định để có chính hiệu nhằm thu phục nhân tâm sĩ phu và nhân dân Nam – Bắc, ông lên ngôi hoàng đế trước khi cất quân tiêu diệt quân Thanh xâm lược. Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân Nguyễn Huệ đăng quang lấy hiệu là Quang Trung. Cùng ngày ấy đại binh thủy – bộ dưới quyền trực tiếp chỉ huy của hoàng đế Quang Trung xuất chinh Bắc tiến. Và lần đầu tiên trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, lá cờ nền đỏ, giữa hình mặt trời vàng đã xuất hiện cùng đoàn quân tiến binh. Chiều ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu tức 30 tháng 01 năm 1789 đoàn quân chiến thắng của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long dưới ngọn cờ đỏ sắc vàng kiêu hãnh.

    Bảy mươi bốn năm sau, một sự trùng hợp ngẫu nhiên sắc màu cờ ấy lại đại diện cho nước Đại Nam bên trời châu Âu. Giữa năm 1863, vua Tự Đức cử một phái đoàn sang Pháp điều đình chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sứ Bộ nước ta thời bấy giờ có Phan Thanh Giản – Chánh sứ, Phạm Phú Thứ – Phó sứ và Ngụy Khắc Đản.

    Ngày 23 tháng 6 năm 1863 Phái Bộ lên đường, đến cảng Alexandrie (Ai Cập) tàu cập cảng, phái bộ lên bờ để nghỉ ngơi. Theo thông lệ ngoại giao của các nước châu Âu thời bấy giờ: tàu của Sứ Bộ ngoại giao nước ngoài vào bến, nước sở tại bắn 19 phát đại bác chào mừng và Thống đốc thành phố cảng thay mặt Nguyên thủ quốc gia tiếp đón sứ bộ. Tàu nước ngoài phải kéo cờ đáp lễ.

    Nước ta thời bấy giờ chưa có quốc kỳ, chỉ có cờ vua: hình đuôi nheo lớn màu vàng thêu rồng đen. Kéo cờ đó không hợp thức. Viên chỉ huy đội quân hộ vệ phái đoàn đề nghị lấy vuông lụa đỏ lớn làm cờ. Phó sứ Phạm Phú Thứ đề nghị: giữa vuông lụa đỏ thêu 4 chữ vàng “Đại Nam khâm s”.

    Trong suốt hành trình của Sứ Bộ từ Ai Cập qua Pháp, Tây Ban Nha lá cờ đỏ sắc vàng đã nghiễm nhiên trở thành quốc kỳ của nước Đại Nam. Cuộc thương thuyết thất bại vì dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Nhưng chí ít, sắc màu cờ lộng lẫy ấy cũng đã cảnh báo cho kẻ thù biết: với hào khí Thăng Long – Đống Đa, dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ chịu khuất phục kẻ xâm lược.

    Ngọn cờ đỏ – ngôi sao vàng năm cánh chính thức ra đời trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (1940). Mặt trận Việt Minh và sau đấy, tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào đã chọn lá cờ đỏ sao vàng làm lá quốc kỳ nước ta. Những ngày tháng 8 rực lửa, ngọn cờ đỏ – sao vàng đã tung bay rợp trời suốt từ Bắc chí Nam tổ quốc ta.

    Quốc hội đầu tiên họp kỳ thứ nhất vào tháng 3 năm 1946, trong chương trình làm việc có mục: Quyết định Quốc kỳ và Quốc ca. Nhưng do thời gian quá khẩn trương nên Quốc hội đã nhất trí chuyển công việc này sang kỳ họp thứ hai sẽ bàn. Một lần trong kỳ họp của Hội đồng Chính phủ có đề nghị thêm một viền xanh quanh ngôi sao vàng. Để giữ hòa khí chung, tập trung trí tuệ bàn những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, Chính phủ chuyển đề nghị trên lên Ban Thường trực Quốc hội xem xét. Và trong kỳ họp thứ hai của Quốc hội tháng 11 năm 1946, đại biểu Lê Trọng Nghĩa có chất vấn Ban Thường trực Quốc hội: “Ti sao Ban Thường trc Quc hi li đem vn đề thay đổi Quc k ra thay đổi, trái vi quyết định ca k hp th nht?”. Ông Nguyễn Văn Tố – Trưởng ban Thường trực Quốc hội đã trả lời: “Đó là do yêu cu ca Chính phủ”.

    Ban Thường trực thảo luận và kết luận:Kiên quyết gi nguyên lá c đỏ sao vàng Ban Thường trc tho lun vic y không phi là đặt vn đề thay đổi c t quc mà để t rõ rng đã làm tròn y nhim ca Quc hi khóa th nht”.

Sau đó, thay mặt Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời trước các đại biểu Quốc hội về vấn đề Quốc kỳ như sau:

    “Chính ph không bao gi dám đòi thay đổi, ch mt vài người trong Chính ph đề ngh vic y, nên Chính ph phi đệ trình lên Ban Thường trc Quc hi xem xét. Tình thế t ngày y đến gi biến đổi nhiu. Lá c đỏ sao vàng đã nhum biết bao xương máu chiến sĩ Vit Nam Nam B và Nam Trung B; đã đi t Á sang Âu, li t Âu v Á, đi ti đâu cũng đuc chào kính cn. Bây gi, tr khi c 25 triu đồng bào c nước yêu cu, còn không ai có quyn gì mà đòi thay đổi nó.

    Cuối cùng, Quốc hội đã biểu quyết tán thành chọn lá cờ đỏ ngôi sao vàng làm quốc kỳ của nước Vit Nam Dân ch Cng hòa thời đó và ngày nay là nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam. Ngọn c đỏ ngôi sao vàng bất diệt đã và sẽ mãi mãi là linh hồn của cả dân tộc Việt Nam./.

    (Tài liệu thao khảo: Tạp chí Văn nghệ tỉnh Lâm Đồng)

Trn Quc Bo - Khoa Cơ s

 

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số 7-9, Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0283 8291718 | Hotline: 0829 84 88 89 - 0764 14 79 79
Website: iemh.edu.vn | Email: cbql.hcm@iemh.edu.vn