Khoa học quản lý giáo dục

XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Năng lực quản lí là tổ hợp những thuộc tính tâm lí cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết những nhiệm vụ của các hoạt động trong tổ chức. Dưới góc độ quản lí nhà trường, việc xác định năng lực giúp nhà quản lí thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình. Năng lực quản lí hoạt động dạy học được thể hiện rõ nhất trong toàn bộ chu trình của hoạt động quản lí ở nhà trường từ việc kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra đánh giá...

Bồi dưỡng giảng viên kỹ năng đặt câu hỏitrong giảng dạy để phát triển năng lực người học ở các lớp bồi dưỡng tại trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh

Trong rất nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học hiện nay thì đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng dạy học tích cực được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu, trong đó, cách đặt câu hỏi trong dạy học được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các lớp bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tại trường...

Đẩy mạnh việc biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu bồi dưỡng ở Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

Chất lượng giảng dạy của một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng luôn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo trình, tài liệu được đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, công tác biên soạn giáo trình, tài liệu luôn được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng coi là một công việc giữ vai trò đặc biệt quan trọng...

Biện pháp nâng cao tính trung thực của học viên trong việc thực hiện bài tiểu luận cuối khóa

Đặt vấn đề Chương trình “Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục” là chương trình trọng tâm được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là chương trình 382- (Ban hành kèm theo Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT). Về phương thức tổ chức bồi dưỡng, học viên sẽ có 8 tuần học tập trung tại cơ sở đào tạo và 3 tuần thực tế, viết thu hoạch/tiểu luận tại địa phương cùng 1 tuần đánh giá và tổng kết khóa học tại cơ sở đào tạo. Qua thực tiễn các lớp bồi dưỡng, một vấn đề nảy sinh cần quan tâm khắc phục là tình trạng sao chép của học viên (HV) trong bài tiểu luận cuối khóa. Bài viết đề xuất một vài biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Nâng cao chất lượng dạy và học từ góc độ nguồn học liệu

Trong mỗi cơ sở giáo dục, học liệu là một nguồn thông tin đặc thù, được sử dụng để phục vụ cho quá trình dạy, học và nghiên cứu. Nguồn học liệu bao gồm các nhóm chính: Sách giáo khoa, giáo trình, đề cương bài giảng; Tài liệu, tư liệu phục vụ học tập: Hướng dẫn học tập, tài liệu giải đáp, tài liệu mô phỏng, thực hành; Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và học tập: Ấn phẩm sách, tạp chí khoa học, niên giám thống kê, kỷ yếu hội thảo khoa học; Luận án, luận văn, khóa luận...

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể góp phần quan trọng trong đổi mới giáo dục

Nhằm đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Có thể nói, đây là chính sách của nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.

Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh với việc đổi mới công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

Chương trình tổng thể là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông, bao gồm: Quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu chương trình giáo dục của từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung của học sinh cuối mỗi cấp học, các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc, định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và cách thức đánh giá chất lượng giáo dục của từng môn học, điều kiện tối thiểu của nhà trường để thực hiện được chương trình.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và vai trò của Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được mong đợi sẽ là tiền đề xây dựng nên thế hệ con người mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Dự thảo chương trình tổng thể đã nêu bật được sáu phẩm chất và mười năng lực quan trọng giúp người học phát triển toàn diện, nhất là khi nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình hội nhập cũng như đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sắp tới.Tuy nhiên, để chương trình được triển khai một cách thuận lợi và hiệu quả thì việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết, nhất là đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường phổ thông là một trong những vấn đề cần được quan tâm đúng mức.

Cần sự chuẩn bị cấp bách cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới hiện hành ở các tỉnh thành phía Nam hiện nay

Với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 hiện nay đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục của các nước trên thế giới. Do đó, buộc các nước phải tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới hiện nay. Đối với Việt Nam, việc đổi mới giáo dục đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển đất nước hiện nay. Thêm vào đó, Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội nêu rõ, đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông. Mục tiêu đến năm học 2018 - 2019, nước ta bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp học là: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Vậy, cần phải làm gì để chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới hiện hành?

(Hiển thị bài/trang)
Tin mới
Lượt truy cập
Đang truy cập:1614047
Đang truy cập: 928
Ban biên tập
Chịu trách nhiệm xuất bản
Hiệu trưởng
TS. VŨ QUẢNG

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số 7-9 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP.HCM
Tel: 08-3.8291718 Fax: 08-3.8296336 | Website: iemh.edu.vn | Email: cbql.hcm@iemh.edu.vn